Kiến tạo sự khác biệt
Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa sẽ là thông tin bạn cần tham khảo để có những trải nghiệm thật tuyệt vời và trọn vẹn. Bởi vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn, khu bảo tồn thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng những lễ hội đặc sắc và rất nhiều món ngon đáng nhớ…
Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa là bất cứ du khách nào cũng mong muốn được chia sẻ để có thể hiểu hơn về vùng đất xinh đẹp, trù phú và có những trải nghiệm thực sự tuyệt vời, trọn vẹn. Vùng đất xứ Thanh sẽ không làm du khách thất vọng bởi hệ sinh thái vô cùng đa dạng cùng nhiều thắng cảnh, điểm đến ấn tượng, hấp dẫn.
1. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp?
Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi mùa đẹp nhất ở từng vùng tham quan, cụ thể như sau:
Du lịch biển Thanh Hóa đẹp nhất vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Du lịch vùng đồi núi Thanh Hóa đẹp nhất vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hoặc từ tháng 9 đến tháng 11 (Nguồn ảnh: VOV)
2. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa lựa chọn khách sạn nào?
Dù có nhiều cơ sở lưu trú nhưng để tận hưởng chuyến đi trọn vẹn và có không gian nghỉ dưỡng thực sự thoải mái thì Hướng Dương Hotel Thanh Hoá là sự lựa chọn tốt nhất. Khách sạn tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố Thanh Hóa tại địa chỉ số 560 đường Quang Trung, phường Đông Vệ. Hướng Dương Hotel Thanh Hoá sở hữu hệ thống phòng nghỉ tiện nghi, cao cấp với không gian khoáng đạt và tầm nhìn hướng ra thành phố phồn vinh.
Ngoài ra, Hướng Dương Hotel Thanh Hoá còn có nhiều tiện ích hấp dẫn để du khách tận hưởng nhiều hoạt động như:
Với vị trí thuận lợi, lưu trú tại Hướng Dương Hotel Thanh Hoá bạn còn dễ dàng và thực sự thuận tiện để khám phá nhiều điểm đến hấp dẫn như:
Top of Form
Bottom of Form
3. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa về cách thức di chuyển
Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, điểm cực bắc của tỉnh cách thủ đô Hà Nội 150km. Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, tùy vị trí xuất phát từ miền Bắc hay miền Nam mà bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng những phương tiện như sau:
3.1. Cách di chuyển từ miền Bắc - Thanh Hóa
Từ miền Bắc, bạn sẽ dễ dàng để di chuyển đến Thành Hóa bằng nhiều phương tiện như: tàu hỏa, ô tô, xe máy… Bạn cũng có thể bắt xe khách từ bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát đi bến xe Thanh Hóa với giá vé khoảng 180.000 - 200.000 VNĐ.
Tàu hỏa là một trong những phương tiện mà bạn có thể chọn để đến Thanh Hóa (Nguồn ảnh: VTC)
3.2. Cách di chuyển từ miền Nam - Thanh Hóa
Từ miền nam, bạn nên chọn máy bay là phương tiện đến Thanh Hóa nhằm tiết kiệm thời gian. Với chặng bay từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa có mức giá dao động từ 1.000.000 - 1.500.000 VNĐ/ chiều tùy theo hạng ghế và hãng bay.
Từ cảng hàng không Thọ Xuân, bạn sẽ đến trung tâm thành phố Thanh Hóa bằng taxi, xe đưa rước của khách sạn hoặc xe bus. Ngoài máy bay, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa, xe khách.
4. Du lịch Thanh Hóa có gì thu hút du khách?
Thanh Hóa gây thương nhớ trong tôi và níu chân mọi du khách bởi nhiều điểm đến hấp dẫn, cùng những lễ hội đặc sắc, đậm tinh thần văn hóa dân tộc. Đó là cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hệ sinh thái đa dạng phong phú, các di tích lịch sử lâu đời cùng không khí lễ hội truyền thống náo nhiệt…
4.1. Những địa điểm du lịch Thanh Hóa nổi tiếng
7 địa điểm vui chơi ở thành phố Thanh Hóa sau đây là những nơi mang đến cho bạn những trải nghiệm thực sự thú vị. Bạn sẽ có những cảm nhận rất khác về cảnh quan, hệ sinh thái với những những nét đẹp rất đặc trưng. Đây là điều không phải ở đâu cũng có được theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa của tôi.
4.1.1. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - cảnh đẹp Thanh Hóa không thể bỏ lỡ
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông chinh phục du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, cùng vẻ hoang sơ yên bình của núi non hùng vĩ. Pù Luông có hệ sinh thái đa dạng và những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn. Lạc bước tại đây, bạn sẽ có cảm tưởng như mình đang ở giữa không gian núi rừng Tây Bắc bao la, rộng lớn.
Vẻ đẹp thiên nhiên của Pù Luông ẩn hiện dưới màn sương huyền ảo (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Đặc biệt, đỉnh Pù Luông ở độ cao trên 1700m được xem là nơi thâm sơn cùng cốc tuyệt đẹp. Đây là nơi để bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp như tranh của Kho Mường, thác nước bản Hiêu. Bạn còn bắt gặp được nhiều guồng nước bằng gỗ của người Thái và hiểu hơn về cuộc sống mộc mạc của đồng bào nơi đây.
4.1.2. Bãi biển Sầm Sơn
Bãi biển Sầm Sơn là địa điểm nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn và tắm biển. Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên trù phú với bờ cát trắng trải dài cùng làn nước trong vắt, dịu êm.
Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của bãi biển Sầm Sơn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.1.3. Cầu Hàm Rồng
Cầu Hàm Rồng là cầu đường sắt duy nhất bắc qua sông Mã và có vị trí giao thông quan trọng. Cầu được xem là “chứng nhân” của nhiều cuộc chiến tranh qua các thập kỷ và cũng là biểu tượng của ý chí và sự kiên cường, bất khuất của mảnh đất và con người xứ Thanh. Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa của bản thân tôi, bạn đừng bỏ qua cơ hội tham quan cầu Hàm Rồng và ghi lại những bức ảnh cùng chứng nhân lịch sử này.
Cầu Hàm Rồng - biểu tượng của Thanh Hóa (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.1.4. Thành nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới
Thành nhà Hồ là di tích kinh đô của nước Đại Ngu - quốc hiệu Việt Nam trong thời nhà Hồ. Di tích là tòa thành kiên cố được xây dựng bằng đá với kiến trúc độc đáo và có quy mô lớn. Thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới và là thành lũy bằng đá có giá trị, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á. Vậy nên, đây là điểm đến hấp dẫn được đề cập rất nhiều trong các bài viết về cẩm nang, kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa.
Kiến trúc độc đáo, vững chãi của Thành Nhà Hồ (Nguồn ảnh: vnexpress)
4.1.5. Suối cá thần Cẩm Lương
Suối cá thần Cẩm lương là nơi tập trung sinh sống với mật độ dày đặc của một loài cá to. Loài cá này được đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương gìn giữ, tôn thờ như những linh vật. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa bạn cần biết khi đến suối cá thần là không nên đùa nghịch, bắt cá từ suối lên mà chỉ có thể chụp ảnh, cho cá ăn.
Suối cá thần Cẩm Lương (Nguồn ảnh: laodong.vn)
4.1.6. Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En được ví như vịnh Hạ Long ở xứ Thanh với địa hình nhiều đồi núi, nhiều sông, suối với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp. Hồ Mực trên núi có diện tích 3000 ha gồm 21 đảo nổi cùng hệ sinh thái phong phú. Đây là một trong những vườn quốc gia đẹp nhất Việt Nam.
Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, đến với vườn quốc gia Bến En, bạn có thể tham gia nhiều trải nghiệm thú vị như: đi thuyền, bơi lội trên hồ Mực, tham quan Hang Ngọc, làng bản, cắm trại trong rừng…
Vẻ đẹp trù phú, nên thơ của vườn quốc gia Bến En (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.1.7. Hòn Trống Mái Sầm Sơn
Thêm một điểm đến nổi tiếng của Thanh Hóa không thể bỏ qua là Hòn trống mái Sầm Sơn, trên dãy núi Trường Lệ. Hòn Trống Mái có hình thù ấn tượng với một hòn lớn bằng phẳng ở phía dưới tựa như chiếc bệ, một hòn có đầu nhọn nằm chồng lên như hình ảnh gà trống và một hòn nhỏ ở phía đối diện có dáng như gà mái.
Qua bao năm tháng, Hòn Trống Mái Sầm Sơn vẫn giữ vững cái thế chênh vênh ấy cùng thiên nhiên, mưa nắng. Bạn có thể kết hợp tham quan điểm đến nổi tiếng này cùng hành trình du lịch biển Sầm Sơn.
Hòn Trống Mái Sầm Sơn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.2. Những lễ hội Thanh Hóa đặc sắc, nổi tiếng
Với bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa lâu đời, vùng đất Thanh Hóa có nhiều lễ hội đặc sắc. Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, bạn nên đến xứ Thanh vào những dịp này để được hòa vào không khí nhộn nhịp và hiểu hơn về những nét đẹp trong văn hóa lễ hội, tín ngưỡng của dân tộc.
4.2.1. Lễ hội Bà Triệu
Lễ hội Bà Triệu được tổ chức để tri ân và tưởng nhớ đến bà Triệu Thị Trinh - vị anh hùng đã lãnh đạo nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào năm 248. Lễ hội được diễn ra với nghi thức trang trọng tại đền Bà Triệu và các lăng, đình ở địa phương.
Sau phần tế lễ như rước kiệu, tế nữ quan, phần hội sẽ được diễn ra và đáng mong chờ với nhiều trò dân gian hấp dẫn và tiết mục hát chầu văn. Tham gia lễ hội trong dịp du lịch Thanh Hóa, bạn sẽ được hòa vào không khí sôi nổi và thấm nhuần tinh thần uống nước nhớ nguồn đối với vị nữ anh hùng nhân dân xứ Thanh.
4.2.2. Lễ hội Pôôn Pôông
Lễ hội Pôôn Pôông còn được gọi là lễ hội mừng cơm mới. Đây là lễ hội của người Mường với ý nghĩa cầu chúc cho mối tình chung thủy của Nàng Ờm - Bồng Hương. Lễ hội có chương trình diễn xướng nghệ thuật với những lời ca, điệu múa hòa trong tiếng cồng, chiêng giục giã.
Lễ hội Pôôn Pôông còn có các trò chơi dân gian đặc sắc mô phỏng phong tục, tập quán, đời sống tâm linh và văn hóa tinh thần của dân tộc Mường như: trò chia đất, dựng nhà, chọi gà, chọi trâu, múa bông - bói bông… Chương trình diễn ra từ tối đến sáng và có khi kéo dài đến 2 ngày 3 đêm. Đây là dịp đặc biệt thú vị thu hút đông đảo du khách thập phương tham gia.
Lễ hội Pôôn Pôông đặc sắc của người Mường (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.2.3. Lễ hội Làng cổ Đông Sơn
Lễ hội Làng cổ Đông Sơn được tổ chức thường niên nhằm kỷ niệm ngày mất và tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh cả Lê Uy Trần Khát Chân. Ông là một vị tướng tài có công đánh đuổi quân Chiêm Thành vào cuối thời Lý.
Lễ hội được tổ chức với nhiều nghi thức trang trọng như: đội lễ, dâng lễ, tế lễ, dâng hương, rước kiệu… Khuôn khổ lễ hội còn có phần nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc cùng các trò chơi dân gian thú vị.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp mộc mạc và kiến trúc nghệ thuật độc đáo của Làng cổ Đông Sơn và đền thờ Trần Khát Chân. Đây là di tích lịch sử văn hóa được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia.
4.2.4. Lễ hội Lam Kinh
Lễ hội được tổ chức vào ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ để tưởng nhớ công ơn của ông. Phần lễ được thực hiện theo nghi thức truyền thống tái hiện nhiều sự kiện thời Lê như: trống hội, cờ hội, rước kiệu, tế lễ… Phần hội là các chương trình nghệ thuật đặc sắc tái hiện các sự kiện như: Lê Lai cứu chúa, Hội thề Lũng Nhai, vua Lê Thái Tổ đăng quang, giải phóng thành Đông Quan, phát huy hào khí Lam Sơn…
Nghi thức truyền thống tại lễ hội Lam Kinh (Nguồn ảnh: Báo Thể thao Văn hóa)
Khuôn khổ lễ hội còn có những trò chơi, trò diễn dân gian hấp dẫn mang đậm nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nếu là người yêu lịch sử và muốn tìm hiểu thêm về văn hóa dân tộc cũng như để chiêm ngưỡng các hiện vật cổ vật thời Lê được trưng bày thì đây là dịp tuyệt vời để bạn tham gia trong chuyến du lịch Thanh Hóa của mình.
4.2.5. Lễ hội Xuân Phả
Lễ hội Xuân Phả được diễn ra nhằm suy tôn và tạ lòng biết ơn đến Đông Hải đại vương, âm phủ và vua Đinh, Lê với sự tham gia của dân chúng trong 5 thôn. Mỗi thôn sẽ đảm trách một trò và chuẩn bị cờ hiệu, trống chiêng, lễ vật… để trình diễn trong ngày tổ chức lễ hội. Vào ngày lễ, khắp làng vang động tiếng trống chiêng với không khí vô cùng náo nhiệt.
Lễ hội Xuân Phả với nhiều hoạt động đặc sắc (Nguồn ảnh: Báo Dân trí)
Ngoài các lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên như trên, Thanh Hóa còn tổ chức những lễ hội du lịch biển hoành tráng, vô cùng hấp dẫn thu hút đông đảo du khách thập phương.
5. Các món ăn đặc sản Thanh Hóa nổi tiếng kèm địa chỉ quán
Cẩm nang kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa sẽ chưa thể trọn vẹn nếu không nhắc đến nền ẩm thực đặc sắc xứ Thanh. 7 món ăn đặc sản sau đây là những gợi ý mà bạn đừng bỏ lỡ:
5.1. Chả tôm
Chả tôm Thanh Hóa là món ăn được nhiều du khách yêu thích và nhớ mãi. Món ăn gây ấn tượng với vị tôm bùi bùi lạ miệng, nóng giòn và thơm lừng quyện cùng nước mắm chua cay kết hợp với một chút rau sống.
Địa chỉ quán chả tôm ngon:
Chả tôm Thanh Hóa là món ăn được nhiều du khách yêu thích và nhắc rất nhiều trong kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa của mình (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
5.2. Nem chua
Bạn có thể bắt gặp món nem chua ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nhưng món ăn này ở Thanh Hóa sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận thật khác biệt. Nem Thanh Hóa có nhiều loại như: nem dài, nem vuông, nem thính hay nem cối với nguyên liệu chính là thịt lợn mông nạc, lá ổi, lá đinh lăng và các loại gia vị như: tỏi, ớt…
Nem được gói chắc tay với độ giòn ngon, vị chua ngọt vừa miệng cùng hương thơm đặc biệt của các loại lá và gia vị.